Thiết kế, kiểu dáng đa dạng, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng nên không lạ khi lồng thép được các nhà máy, siêu thị…. sử dụng rất nhiều. Vậy mọi người có biết nên dùng các loại lồng thép như thế nào không?
Tác dụng của lồng thép
Lồng thép, hay các sản phẩm tương tự với chất liệu khác đều có chức năng chính là để lưu trữ hàng hóa tùy thuộc vào quy mô, loại hình doanh nghiệp, nhà máy hoặc có nhiều trong các siêu thị, trung tâm thương mại
Trước khi sử dụng lồng thép, người ta có thể dùng lồng nhựa, tuy nhiên dụng cụ này không có độ chắc chắn cao và khả năng chịu lực tốt, độ bền và tuổi thọ như lồng thép. Với nhiều kích cỡ khác nhau nên lồng thép ứng dụng được trong nhiều ngành nghề, từ làm lồng tạo môi trường cho tôm cá trong đánh bắt nuôi trồng thủy sản hay phục vụ đựng hàng hóa, trái cây,… được thoáng mát và tươi ngon. Một số loại lồng có gắn bánh xe với mục đích đựng và kết hợp vận chuyển được hàng hóa rất tiện lợi.
Ưu điểm của các loại lồng thép nói chung
– Tháo lắp đơn giản, linh hoạt nên tiện lợi trong việc cất giữ và rất tiết kiệm diện tích cho kho xưởng các doanh nghiệp khi còn có thể xếp chồng lên nhau
– Hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp được xếp gọn gàng, nhanh chóng nên sẽ rất dễ dàng cho người quản lý để kiểm soát, kiểm tra một cách khoa học số lượng hàng ngày
– Sử dụng bánh xe hay không là tùy thuộc nhu cầu của doanh nghiệp, tuy nhiên với việc gắn thêm các bánh xe cho lồng thép của mình, việc di chuyển khối lượng hàng khá nặng lại đơn giản hơn mà không cần tới các loại xe nâng, thang máy hay cần cẩu như bình thường nữa. Ngoài ra với các loại lồng thép không gắn bánh xe, có thể kết hợp với các loại xe kia cũng dễ dàng.
– Chi phí hợp lý, lại còn thấp so với mặt bằng chung của các sản phẩm có chức năng tương tự nên lồng thép rất thích hợp để sử dụng với số lượng lớn như ở kho xưởng của các doanh nghiệp
Một số loại lồng thép phổ biến
1. Dựa theo tính chất
Cùng với các loại lồng thép bình thường, người ta còn có riêng loại lồng thép dùng trong điều kiện ngoài trời là loại thép được nhúng mạ kẽm hoặc thép inox. Loại lồng thép này sẽ hạn chế được khả năng tự oxy hóa do tiếp xúc trực tiếp với môi trường, mưa nắng bên ngoài mà vẫn đảm bảo chịu được sự va đập cũng như tải trọng như các loại lồng thép bình thường.
2. Dựa theo kết cấu
Tùy theo mục đích sử dụng của doanh nghiệp mà họ cần tới các loại lồng thép khác nhau, dùng với chức năng chính là lưu trữ, đựng hàng hóa hoặc kết hợp với di chuyển bằng việc gắn bánh xe,… Vì thế cũng có 3 loại lồng thép thông dụng như sau:
– Lồng thép có bánh xe
– Lồng thép không có bánh xe, có chân để dễ dàng chồng lên nhau thành hàng
– Lồng thép có cả bánh xe và chân
Ngoài ra người ta còn có những loại lồng thép như chia tầng đa ngăn, chia tầng đơn ngăn và lồng thép đa phương,… có thể dùng để đựng đồ, trang trí trong nhà với nhiều kích thước khác nhau.
3. Dựa theo kích thước
Người ta dựa vào nhiều tiêu chí để phân loại theo kích thước như kích cỡ mặt lưới, kích thước bề ngoài, loại dây sắt, chân cao và theo cả dung tích và tải trọng theo lượng chứa, tính theo đơn vị kg, ví dụ như: lồng thép loại nhỏ có mặt lưới 30 x 30, dài 800 mm, rộng 500 mm và cao 530 mm, có thể chứa được tải trọng 250 kg; loại lồng thép to thì các chỉ số này thường gấp đôi/ gấp rưỡi với lượng chứa có thể lên tới 1500 kg.
Các loại lồng đều có thể thu gọn, chỉ còn tốn khoảng 20% diện tích so với thông thường.
Hy vọng với những thông tin, kiến thức về lồng thép cũng như các cách phân loại đã được đề cập ở trên sẽ giúp các bạn lựa chọn được loại lồng phù hợp với nhu cầu của mình.